Lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ vu lan

lễ vu lan

Lễ Vu lan là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo và phong tục Việt với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ và bày tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành ở kiếp này và kiếp trước qua các nghi lễ trang trọng. 

Lễ Vu Lan hay còn được gọi là lễ Báo hiếu, trùng với ngày Rằm tháng 7 (lễ Xá tội vong nhân). Ngày lễ là dịp trọng đại để báo ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, tổ tiên. Qua bài viết này, Hoa Sen sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và những nghi thức cần có trong mùa Vu Lan báo hiếu.

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan tiếng Anh Parents’ Day hoặc Yulan Festival, nhằm ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với Tết Trung nguyên và ngày lễ Xá tội vong nhân. Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 8 dương lịch.

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Theo quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

lễ vu lan
Lễ Vu Lan là ngày lễ quan trọng của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục, văn hóa Á Đông

Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Để nói về nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan, mời các bạn theo dõi câu chuyện sau kể về Đại Đức Mục Kiền Liên với sự tích dùng lòng hiếu thảo của bản thân cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Chuyện kể rằng:

Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu, về đâu.

Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đài thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng khi thấy cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ, tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.

Không cầm lòng được trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục, Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về gặp Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. 

Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Người dù có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có thể nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng giải thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng, vì vậy hãy chuẩn bị các nghi lễ cúng vào ngày đó”.

Tuân theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu-Lan-bồn, Đức Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh muốn báo hiếu đối với cha mẹ cũng nên tuân theo cách làm này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

nguồn gốc lễ vu lan
Nguồn gốc của lễ Vu Lan

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Từ câu chuyện đáng kính về Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, lễ Vu Lan đã trở thành dịp để tưởng nhớ công ơn và thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và tổ tiên trong kiếp này và các kiếp trước. 

Do đó, trong mùa Vu Lan của Phật giáo, các tín đồ thường cầu siêu cho những người đã qua đời, đồng thời hướng thiện, tích đức, cầu mong đấng sinh thành được gia tăng phúc, thọ và giải trừ những nghiệp chướng…

Với người Việt đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy. Những câu tục ngữ, thành ngữ của người xưa luôn luôn dạy chúng ta rằng:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Chim có tổ người có tông”.

“Uống nước nhớ nguồn”.

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Dù thế nào cũng phải nhớ giữ trọn đạo làm con, thờ kính, yêu quý tổ tiên ông bà cha mẹ hết mực. Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ – BI – HỶ – XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

Ngoài ý nghĩa tôn giáo, lễ Vu Lan còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở mỗi người về cội nguồn dân tộc, truyền thống hiếu đạo, tôn kính tổ tiên. Ngày lễ vì thế càng trở nên nhân văn khi thể hiện được lòng hiếu kính và tinh thần đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

ý nghĩa của lễ vu lan
Lễ vu lan có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở mỗi người về cội nguồn, tôn kính tổ tiên

Lễ cúng lễ Vu Lan

Khi cúng lễ vu lan, ta nên đặt nặng vào thể hiện lòng thành, không cần quá chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”. 

Lễ cúng Vu Lan ở mỗi nhà thường được thực hiện theo trình tự: cúng Phật, thần linh, gia tiên, sau cùng là cúng thí thực. Mỗi lễ cúng có ý nghĩa riêng và cần chuẩn bị những lễ vật phù hợp: 

  • Cúng Phật: Mâm cúng Phật thường có cơm chay, ngũ quả và nghi thức đọc văn khấn để cầu nguyện công đức, giải trừ nghiệp báo cho tổ tiên đã khuất.  
  • Cúng thần linh: Lễ vật cúng thần linh thường có: xôi, gà luộc nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi… cùng văn khấn mong đấng thần linh phù hộ, che chở cho gia đình khỏe mạnh, bình an.
  • Cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng trong lễ Vu Lan với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã… Lễ cúng gia tiên nhằm thể hiện lòng tôn kính, mong tổ tiên đã qua đời có cuộc sống đủ đầy, sung túc như trên thế gian.
  • Cúng chúng sinh: Lễ Vu Lan trùng với ngày rằm tháng 7 nên thường kết hợp cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang không nơi hương khói được hưởng lộc. Mâm cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh được đặt riêng biệt ngoài trời với lễ vật gồm: cháo loãng, đường phèn, muối gạo, hoa quả, bánh kẹo, bỏng ngô, nhang, nến, đèn, quần áo giấy, tiền vàng… Khi cúng, bạn đốt tiền vàng, quần áo rồi đứng rải gạo muối ra 5 phương 4 hướng.

Lễ cúng lễ vu lan
lễ cúng lễ vu lan

Để lễ cúng thêm phần trang trọng và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo các mẫu nến thờ cúng kết hợp thạch anh của Hoa Sen tại đây. Nến thờ cúng Hoa Sen được sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, không khói, không mùi, mang đến ánh sáng lung linh, thanh tịnh, tượng trưng cho sự thành kính và biết ơn kết hợp với thạch anh sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp thanh lọc, khuếch đại năng lượng tích cực.

Nến cốc VTC86
Nến thờ cúng Hoa Sen giúp lễ cúng thêm phần trang trọng và ý nghĩa

Hoa Sen – Thắp Sáng Tâm Linh Việt

Fanpage: Hoa Sen Việt Nam

Địa chỉ: Số 04, C13, Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Email: daudenhoasen@gmail.com

Liên hệ: 08.8989.6161

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống