Ý nghĩa của Tết Thanh minh đối với người Việt

Tiết thanh minh

Từ xa xưa, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Tết Thanh minh đã trở thành một trong những ngày lễ lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức của người dân Việt Nam.

1. Tết Thanh mình là gì? Nguồn gốc của Tết thanh minh

Theo thư tịch cổ, Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và từ lâu đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hằng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân khoảng một tháng rưỡi (45 ngày). Theo nghĩa đen, thanh là trong, minh là sáng sủa. Cứ mỗi khi tiết Xuân phân kết thúc, mưa xuân dần ngớt, bầu trời trở nên sáng sủa, ấy là tiết Thanh minh đã đến…

Tiết Thanh minh chính thức vào khoảng thời gian từ ngày mùng 4, hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch hằng năm và kéo dài cho tới khoảng ngày 20 hoặc 21 cùng tháng. Thông thường theo quy ước, người ta lấy ngày đầu tiên của tiết Thanh minh làm ngày Thanh minh.

tết thanh minh
Tết thanh minh là ngày đầu tiên của Tiết thanh minh

Tiết Thanh Minh năm 2024 bắt đầu vào ngày 4/4 dương lịch (tức 26/2 âm lịch). Do đó, Tết Thanh Minh năm 2024 rơi vào thứ Năm ngày 4/4 dương lịch. Bắt đầu từ ngày này, mọi người có thể tổ chức cúng lễ tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, đồng thời làm lễ tảo mộ, kết hợp với việc cả gia đình cùng nhau du xuân trong dịp này.

2. Ý nghĩa của Tết Thanh minh đối với người Việt Nam

Trong tâm thức người dân Việt, tiết Thanh minh, cũng như Tết Thanh minh, là một dịp trong cả năm để các con cháu tưởng nhớ đến công lao và thể hiện lòng biết ơn, làm tròn bổn phận của con cháu đối với các bậc tiền nhân, những người đi trước. Có thể coi đây như là một ngày giỗ tổ chung của tất cả các dòng họ, để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, tạo dựng của cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Do đó các con cháu xa quê cũng cố gắng sắp xếp thời gian để trở về tham gia cùng gia đình.

Theo phong tục, trong những ngày Thanh minh truyền thống, là dịp nhớ về cội nguồn, ông bà ta chọn tiết Thanh minh để làm lễ tảo mộ. Trong lễ đó, người ta thực hiện việc dọn dẹp sạch sẽ các ngôi mộ của ông bà, cha mẹ, các bậc tiền nhân, cắt sạch cỏ trên mộ và đắp thêm đất lên những chỗ bị sụt lún của các ngôi mộ. Bởi trước đó nhiều cơn mưa trong dịp Xuân phân đã làm cho các ngôi mộ có thể bị sụt lún và làm cho cây cỏ mọc nhanh hơn, có thể trùm lên mộ, nên cần phải cắt cỏ và đắp thêm đất lên.

Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, như một truyền thống của dòng tộc để con cháu thực hiện, thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết.

Tiết Thanh minh là dịp để nhớ về cội nguồn

Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta. Nhiều gia đình cho rằng, Thanh minh tảo mộ cũng là dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong giai đoạn đầu năm với lòng tin sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày sau đó.

Ngày Tết Thanh minh cũng là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức những bữa cơm đoàn viên.

Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân. Hiện nay ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng vẫn chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Tết Thanh minh cũng là dịp để gia đình sum vầy

3. Những lễ vật bạn cần chuẩn bị khi cúng Thanh Minh

Tết Thanh Minh là một ngày lễ quan trọng thể hiện nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng được truyền từ ngàn đời xưa, nên rất được mọi người chú trọng. Vì vậy, một mâm cúng chỉn chu là điều cần thiết, không cần quá xa hoa chỉ cần mâm cúng tươm tất theo khả năng của từng gia đình, là đủ để bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ những người đã khuất.

  • Các lễ vật thường xuất hiện khi cúng Thanh Minh thường sẽ có: Đèn, chè, hoa, quả, hương, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn,… tùy theo chuẩn bị của gia đình.

  • Khi cúng ở mộ phần tổ tiên: Gia đình cần sắp xếp lễ vật ngay ngắn, cần thận như phần lễ mặn nên đặt riêng, còn tiền vàng, hoa quả đặt chung. Khi hành lễ cần thắp đầy đủ nhang, đèn ở tất cả các bát hương (chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén hương), vái 3 lần với quan thổ công, thổ địa, mới tiến hành mời gia tiên về nhà, rồi bắt đầu đọc văn khấn. Sau đó, tiến hành dọn dẹp mộ phần và khoản tuần hương cháy được 2/3, gia đình tạ lễ, dọn đồ cúng, hóa vàng, xin lộc, ra về.

  • Khi cúng tại nhà: Gia đình cần dọn dẹp nơi thờ cúng sạch sẽ và nhà cửa ngăn nắp, sạch đẹp trước khi làm lễ. Mâm lễ cúng chuẩn bị đầy đủ, theo nhu cầu của gia đình, cũng có thể chỉ thắp hương và chuẩn bị các đồ cúng đơn giản. Người làm lễ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thành kính thắp hương, vái lạy và đọc to rõ văn khấn, Sau khi cháy hết 1 tuần hương, gia đình hóa vàng và xin lộc.

Cần chuẩn bị gì khi cúng Thanh minh?

Hoa Sen cũng xin giới thiệu dòng sản phẩm khăn ướt phục vụ cho việc lau dọn, vệ sinh bàn thờ, bát hương cũng như làm sạch cơ thể trước khi làm lễ.

Khăn ướt bao sái bàn thờ Hoa Sen
Sử dụng khăn ướt bao sái bàn thờ Hoa Sen để lau dọn bàn thờ, bát hương

>> Xem thêm: Khăn ướt bao sái bàn thờ Hoa Sen

Khăn ướt tẩy uế nghênh phúc Hoa Sen
Sử dụng khăn ướt tẩy uế nghênh phúc để làm sạch cơ thể trước khi làm lễ

>> Khăn ướt tẩy uế nghênh phúc

Hoa Sen – Thắp Sáng Tâm Linh Việt

Fanpage: Hoa Sen Việt Nam

Địa chỉ: Số 04, C13, Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Email: daudenhoasen@gmail.com

Liên hệ: 08.8989.6161

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống